Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
  • Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 1

    Hôm nay: 9

    Đã truy cập: 95544

Dự thảo Đề án phát triển du lịch nông thôn xã Quảng Phúc trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 – 2025 đến năm 2030
UỶ BAN NHÂN DÂN                 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 XÃ QUẢNG PHÚC                                      Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 
Số:        /ĐA-UBND                       Quảng Phúc, ngày        tháng       năm 2023
        (Dự thảo)
                                   ĐỀ ÁN
   Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn
                    2023 – 2025 tầm nhìn đến năm 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số     /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2023)
 
Căn cứ Kế hoạch số 90/KH-UBND, ngày 14 tháng 4 năm 2023 của UBND Tỉnh Thanh Hoá về thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Thanh Hóa.
Căn cứ Kế hoạch số 62/KH-UBND, ngày 07 tháng 3 năm 2023 của UBND huyện Quảng Xương về thực hiện “ Đề án phát triển Du lịch huyện Quảng Xương
đến năm 2030”, năm 2023.
Nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng du lịch của huyện Quảng Xương nói chung và xã Quảng Phúc nói riêng. UBND xã Quảng Phúc xây dựng đề án phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Quảng Phúc với các nội dung như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.
1. Khái quát chung.
Phát  triển du lịch nông thôn là loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và du lịch bền vững, trong đó cộng đồng là người tổ chức, quản lý và cùng hưởng lợi. Đây là một loại du lịch hiện nay đang được du khách trong nước và quốc tế ưa chuộng, bởi nó là phương thức du lịch do cộng đồng sở hửu, quản lý, hoạt động vì cộng đồng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng như: Nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tạo điều kiện giao lưu hiểu biết văn hoá- xã hội giữa các dân tộc, các vùng miền; giữ gìn môi trường; tăng giá trị hàng hoá sản xuất tại địa phương, tạo nhiều cơ hội việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.
Du lịch nông thôn là loại hình du khách chọn nhà dân là nơi sinh hoạt ăn, nghỉ, vui chơi, tìm hiểu những nét văn hoá và tham gia các hoạt động, trải nghiệm cùng với người dân bản địa, đây là loại hình du lịch phổ biến trên thế giới. Hiện nay ở một số địa phương trên cả nước có rất nhiều mô hình du lịch cộng đồng dã phát triển thành công. Những mô hìn này đa mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ phát huy được thế mạnh văn hoá bản địa của các dân tộc mà còn góp phân xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân tại địa phương. Đối với huyện Quảng Xương đây là một hình thức du lịch chưa được khai thác và đưa vào thực hiện, bởi có những yếu tố khách quan và chủ quan, các điều kiện để đón khách chưa đảm bảo, việc huy động nguồn lực còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược; cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, việc liên kết khai thác các điểm, tour, tuyến du lịch chưa hiệu quả, các điểm đến hình thành chưa rõ nét, sản phẩm du lịch, dịch vụ chưa đa dạng, phong phú và hấp dẫn du khách… đặc biệt là chưa có dự án đầu tư cho du lịch nông thôn.
Nếu được quan tâm chú trọng đầu tư phát triển thì loại hình du lịch nông thôn sẽ hứa hẹn thu hút được một lượng khách khá lớn cho địa phương, đồng thời vừa bảo tồn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá vừa nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển kinh tế cho địa phương xã Quảng Phúc.
2. Các căn cứ pháp lý lập đề án.
Luật du lịch số 09/2017/QH 14 ngày 19/6/2017 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/6/2017.
Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch.
Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của luật du lịch. 
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025.
Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.
Căn cứ Quyết định số 622-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về
việc ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM giai đoạn
2021-2025.
Căn cứ Quyết định số 623-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Tỉnh uỷ về việc ban
hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hoá giai đoạn 2021 – 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 03/11/2021 của UBND tỉnh thực
hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021 – 2025 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX;
Căn cứ Kế hoạch số 171/KH-UBND, ngày 14/7/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thanh Hóa về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Kế hoạch số 90/KH-UBND, ngày 14 tháng 4 năm 2023 của UBND Tỉnh Thanh Hoá về thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Thanh Hóa.
Căn cứ Kế hoạch số 62/KH-UBND, ngày 07 tháng 3 năm 2023 của UBND huyện Quảng Xương về thực hiện “ Đề án phát triển Du lịch huyện Quảng Xương
đến năm 2030”, năm 2023.
II. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI XÃ QUẢNG PHÚC.
1. Tiềm năng để phát triển du lịch nông thôn.
Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng qua hai thời kỳ kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng như công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn mới hiện nay; là địa bàn có nhiều bản sắc văn hoá được lưu truyền và phát triển, với điều kiện khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, không gian yên tĩnh, có nhiều tiềm năng về du lịch nông thôn như: Có 5 Làng nghề truyền thống, có nhiều các di tích lịch sử văn hoá như Nghè Ngọc Nhị thờ vị thần Tướng Quân Nguyễn Hồng; Đền Thạch trụ Đại Vương; Nghè Quốc Mẫu Hoàng Bà; Nghè Phúc Tâm thờ 2 vị thần Thiên Quan Đại Vương và Nguyệt Nga Công Chúa; Nghè Văn Giáo thờ Nguyệt Nga Công Chúa; Chùa Bà Chằn, Nghè Cao Sang Đại Vương thôn Liên Sơn, Giáo xứ Thanh Bình, Nhà thờ Giáo họ Giang Sơn, Nhà thờ giáo họ Chính đạo. 
Các nghề truyền thống như: Dệt chiếu, Đan Võng, Đan thảm, xe lõi; đánh bắt thuỷ, hải sản thủ công truyền thống: Soi cá, đăng tôm tép, quăng chài, đơm trúm, đánh lừ, tát rói tôm, tép, cá mậu, cá bống mũi, đánh dặm, kéo vó cá, kéo vó tôm; mò, móc cua đồng, cua sác, mò hến, mò trai sông; bắt chạch. Nghề đan lát, các dụng cụ phục vụ sản xuất, đời sống như: Xay thóc, Chày giả gạo, Cày, Bừa, gàu dai tát nước, gàu tát nước bẳn tròng, rổ rá, bồ đựng thóc, đựng muối, bồ đựng vật liệu gia vị.
Các trò chơi dân gian như: Đánh cù, thả diều, đánh đáo, đánh xu, đánh Cờ Người ở Nghè Ngọc Nhị.
Xã Quảng Phúc có đường giao cả đường thuỷ và đường bộ tương đối thuận lợi: Đường bộ ngay từ Quốc lộ 1A rẽ vào là Nghĩa Trang của huyện Quảng Xương là nơi có các Bà Mẹ VNAH, các AHLS, Liệt sỹ của cả huyện an nghĩ, đi qua địa phận xã Quảng Hợp, Quảng Ngọc có đền thờ Trần Nhật Duật di tích Quốc Gia, Núi Văn Trinh là nơi đặt căn cứ Quân sự của huyện Quảng Xương, có chùa Đại Tự Phúc xã Quảng Ngọc và về đến trung tâm xã, từ trung tâm xã đi Bến En như thanh, Bến Sung Nông Cống, Yên Mỹ…; có đường giao thông liên xã Lĩnh- Trường- Vọng đi qua trung tâm Công Sở các xã Quảng khê, Quảng Trường. Đường thuỷ có Sông Hoàng từ xã Quảng Yên nơi có trung tâm nghĩ dưỡng khoáng nóng, qua địa phận xã Quảng Long nơi có Di tích LSVH cấp Tỉnh Đền Sòng, chạy qua địa phận xã Quảng Phúc đến địa phận xã Quảng Trung có Di tích lịch sử Cách Mạng Bến Phà Ghép trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, quân và dân ta lập nhiều chiến công oai hùng, là nơi có Tấm gương người thiếu niên dũng cảm Nguyễn Bá Ngọc…
Dựa vào kết quả khảo sát sơ bộ ban đầu về lịch sử phát triển, đặc trưng về văn hoá, cảnh quan tự nhiên của xã Quảng Phúc có thể xác định xã Quảng Phúc có tiềm năng và thuận lợi cho phát triển du lịch nông thôn, gắn với du lịch sinh thái, du lịch gắn với thăm quan các di tích lịch sử trên địa bàn huyện và xã trong thời gian tới.
2. Khái quát thực trạng phát triển du lịch nông thôn xã Quảng Phúc.
Xã Quảng Phúc có nhiều điểm, tiềm năng đa dạng, phong phú để phát triển du lịch nông thôn vào dịp lễ tết đầu năm có các tour du lịch tâm linh và vào dịp hè có các tour du lịch trải nghiệm đây là dấu hiệu cho việc hình thành và phát triển du lịch nông thôn tại xã Quảng Phúc. 
3. Về cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ du lịch.
- Tiềm năng phát triển: Xã Quảng Phúc có điều kiện thời tiết mát mẻ, có các sông từ đầu nguồn đổ về biển đông như:  Sông Hoàng, Sông Yên, cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Về nhà dân tiếp khách du lịch: Hiện nay trên địa bàn xã Quảng Phúc không còn lưu giữ nhiều những ngôi nhà gỗ truyền thống, có còn nhưng hầu hết đã xuống cấp và được sử dụng làm nhà chứa đựng đồ dùng, vật dụng gia đình, đựng sản phẩm nông nghiệp; cảnh quan trước trong và sau nhà ở trong khu dân cư chưa được quan tâm dọn dẹp, còn bề bộn, chưa tạo được phong cảnh sạch- đẹp để thu hút phát triển du lịch. Các cơ sở vật chất về nhà ở sẽ hình thành mô hình du lịch lưu trú tại nhà dân trên địa bàn xã.
- Về ẩm thực địa phương: Các điểm du lịch sẽ đáp ứng cho du khách với nhiều đặc sản mang tính vùng miền như: Mắm cáy; Rươi muối, rươi nấu, Rạm, Nha, Lư, gà vườn, Heo mán, Rượu gạo, Cáy rang, Rạm rang, Canh cáy, Tôm, Tép…
- Lễ hội truyền thống: Lễ hội tại các Di tích, Lễ Giáng Sinh tại Giáo xứ Thanh Bình, lễ hội đánh cờ người.
- Dịch vụ khác: Hiện nay xã Quảng Phúc có ngành nghề như:  Dệt chiếu cói thủ công, dệt chiếu máy. Các sản phẩm truyền thống, các vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày trong gia đình để đáp ứng nhu cầu mua sắm cho du khách sử dụng hoặc làm quà cho người thân. Nếu có nhu cầu du khách trực tiếp vào nhà dân mua các sản phẩm của địa phương. 
4. Quan điểm, mục tiêu của đề án.
4.1. Quan điểm.
Phát triển du lịch nông thôn tại xã Quảng Phúc phải nằm trong đề án phát triển du lịch của tỉnh. Dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, phát triển theo hướng bền vững. Phải có Doanh nghiệp cùng đồng hành hoạt động để xây dựng thương hiệu du lịch nông thôn xã Quảng Phúc một cách bền vững. Phát huy nội lực của nhân dân, của cộng đồng khu dân cư cùng tham gia xây dựng các mô hình du lịch tại địa phương, tại mỗi hộ gia đình, góp phần phát triển du lịch nông thôn xã Quảng Phúc ngày càng đi lên.
4.2. Mục tiêu 
Xây dựng đề án và phát triển du lịch nông thôn xã Quảng Phúc nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá và các giá trị về tiềm năng du lịch của Quảng Phúc để xây dựng nên các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù, thu hút kêu gọi các nhà đầu tư và tạo điều kiện cho khách du lịch đến tham quan, lưu trú, trải nghiệm nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội của Quảng Phúc ngày càng đi lên, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu là đơn vị đi đầu của huyện Quảng Xương về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đồng thời góp phần giải quyết nhu cầu việc làm của lao động tại địa phương, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, bảo đảm an ninh trật tự, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
III. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI XÃ QUẢNG PHÚC
1. Phát triển du lịch nông thôn gắn với phát mô hình du lịch Homestay(lưu trú tại nhà dân) kết hợp với phát huy các nét văn hoá mang đậm bản sắc truyền thống của người dân Quảng Phúc.
Loại hình dịch vụ lưu trú tại nhà dân tuy không mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhưng ở so với huyện Quảng Xương nói chung và Quảng Phúc nói riêng vẫn còn là hình thức mới mẻ, sự hiểu biết của người dân về hình thức du lịch này chưa được tiếp cận. Lưu trú tại nhà dân(Homestay) là loại du lịch cộng đồng dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục, tập quán của người dân địa phương. Thay vì ở khách sạn hoặc các nhà nghỉ, khách du lịch sẽ lưu trú ngay tại nhà của dân địa phương để được gần gũi và thực tế hơn với cách sống người dân bản địa. Khách được xem như một thành viên của gia đình và tham gia vào các sinh hoạt đời thường như ăn cơm chung và trò chuyện trao đổi với các thành viên. Thông qua đó, du khách sẽ biết thêm những phong tục, tập quán của người dân Quảng Phúc,  đồng thời cũng là dịp đưa bản sắc văn hoá của người dân Quảng Phúc với cộng đồng trong nước và quốc tế.
Lựa chọn các hộ dân còn lưu giữ nhà gỗ truyền thống có không gian thoáng đảng, gắn với phong cảnh đẹp, thơ mộng , ruộng nước, sông nước, có những đàn gia súc quanh vườn để hình thành các điểm Lưu trú tại nhà dân phục vụ cho du khách. Tổ chức liên kết các tour, tuyến du lịch đến với địa phương thông qua việc quảng bá trên các hệ thống thông tin đại chúng, trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Thanh Hoá.
2. Phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống.
- Xã Quảng Phúc có nhiều sản phẩm đặc thù của địa phương, nhằm sản xuất ra sản phẩm cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Cần thiết phải khôi phục và phát triển một số mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, duy trì phát triển các làng nghề truyền thống nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá. Xây dựng các mô hình tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp gắn với du lịch; kết hợp phục vụ dịch vụ văn hoá với các sản phẩm công nghiệp để du khách làm quà cho bạn bè, người thân hay làm quà lưu niệm cho bản thân sau chuyến đi du lịch. Tổ chức hình thành các điểm tham quan cho khách du lịch, du khách vừa tìm hiểu quá trình sản xuất ra sản phẩm, vừa trực tiếp mua hàng hoặc đặt hàng tại chỗ theo yêu cầu như: Làm mắm cáy, đồ mỹ nghệ, nghề đan lát tre mây…
- Định hướng khôi phục ngành nghề theo sản phẩm:
+ Nghề dệt chiếu thủ công truyền thống, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như: Cói, đay. Nghề đan võng, đan mẹt, gỉo xách, đan thảm và nhiều sản phẩm khác.
+ Nghề làm mắm cáy thủ công, mắm Rươi, mắm Tôm, Tép
+ Nghề đan lát mây, tre: Đẩy mạnh việc phát triển và sử dụng kết hợp nhiều nguồn nguyên liệu
+ Nghề đánh bắt thuỷ, hải sản thủ công: Cáy, Rạm, Cá, Ốc, Cua, Lươn, Chạch…
+ Khuyến khích tạo điều kiện giúp đỡ các nghệ nhân xây dựng các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với những sản phẩm truyền thống độc đáo nhằm cung ứng sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách.
3. Phát triển du lịch nông thôn gắn với lễ hội truyền thống.
Xây dựng chương trình phục dựng lễ hội đánh cờ người tại di tích Nghè Ngọc Nhị và các ngày lễ tế thần tại các di tích. Đua thuyền, Bơi lặn…
4. Du lịch kết hợp với các sản phẩm Nông nghiệp.
Phát triển du lịch nông thôn kết hợp với khai thác các sản phẩm nông nghiệp theo mùa như: Rươi, Nha, Rạm, Cáy, các loại mắm, sản phẩm tươi sống; Cây Cói, Lúa hửu cơ…. Ngoài ra gắn du lịch nông thôn là hình thành các điểm du lịch tham quan cảnh quan thiên nhiên để du khách chụp hình và in sao lên các sản phẩm như đĩa, tranh ảnh….để làm quà cho du khách.
IV. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN ĐỐI VỚI KINH TẾ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HOÁ.
1. Về kinh tế: Du lịch phát triển sẽ làm tăng giá trị hàng hoá từ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủ công truyền thống, dịch vụ du lịch địa phương; giúp chuyển dịch cơ cấu lao động từ việc sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ du lịch, thương mại, nâng cao năng suất lao động, tạo ra hiệu quả kinh tế, tạo nhiều cơ hội việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương.
2. Về văn hoá- xã hội: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và đặc biệt là truyền thống văn hoá của người dân xã Quảng Phúc, mặt khác tạo cơ hội trao đổi, giao lưu văn hoá giữa khách du lịch với cộng đồng người dân địa phương; mở rộng mối quan hệ, giao lưu, học hỏi về nét văn hoá đặc sắc vùng miền, đồng thời thông qua việc tham gia hoạt động du lịch giúp người dân nâng cao ý thức bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống, nâng cao tinh thần trách nhiệm xây dựng quê hương giàu mạnh.
3. Về môi trường sinh thái: Du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng và bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên và môi trường, góp phần tích cực vào việc bảo tồn tự nhiên, tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nông thôn nhờ vào công tác tạo cảnh quan môi trường, bảo vệ môi trường vệ sinh, ý thức cộng đồng và du khách được nâng cao…
V. NỘI DUNG, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.
1. NỘI DUNG:
1.1. Xây dựng đê kiểu mẫu Sông Hoàng: 4 Km
1.2. Các bến lên xuống hai bên đê: 15 bến 
1.3. Các nhà chòi phục vụ ăn uống: 20 chòi
1.4. Cải tạo nâng cấp nhà Truyền thống (Trung tâm VHTT-TT xã).
1.5. Chỉnh trang khu lưu trú Sác Lính. 
1.6. Nâng cấp nhà trưng bày sản phẩm OCOP của Hợp tác xã.
1.7. Nhà gỗ truyền thống trong dân. 
1.8. Nâng cấp nhà dân. 
1.9. Cải tạo làm nhà vệ sinh. 
1.10. Tạo cảnh quan môi trường. 
1.11. Lắp đặt thiết bị thu gom rác thải.
1.12. Biển báo, biển chỉ dẫn.
1.13. Sơ đồ Tour
1.14. Mua sắm Thuyền, bè, Ca nô
1.15. Chỉnh trang, xây dựng nhà văn hoá các thôn, Công viên Mini, các Di tích.
1.16. Nhà hàng ăn uống.
1.17. Tập huấn
2. LỘ TRÌNH.
1. Năm 2024: Tập trung công tác quảng bá và tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại khu lưu trú Sác Lính và khu đồng ngoài đê thôn Văn Giáo, Thôn Liên Sơn, tạo điểm nhấn để giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch theo nội dung của đề án. Đấu mối, kêu gọi các nhà đầu tư.
2. Năm 2025: 
2.1. Lập kế hoạch xây dựng đê kiểu mẫu Sông Hoàng, các bến lên xuống hai bên đê, các nhà chòi; Cải tạo nâng cấp nhà Truyền thống (nhà Trung tâm văn hoá xã); hỗ trợ hoàn chỉnh khu nhà sàn nơi lưu trú Sác Lính;  hỗ trợ nâng cấp nhà trưng bày sản phẩm OCOP của Hợp tác xã; hỗ trợ làm nhà gỗ truyền thống trong dân, hỗ trợ nâng cấp nhà dân; hỗ trợ cải tạo làm nhà vệ sinh; hỗ trợ tạo cảnh quan môi trường; hỗ trợ một lần lắp đặt thiết bị thu gom rác thải, biển báo, biển chỉ dẫn, mở lớp tập huấn; Trùng tu, tôn tạo Di tích.
2.1.1. Xây dựng đê kiểu mẫu Sông Hoàng, các bến lên xuống hai bên đê, các nhà choài hai bên đê sông.
* Nội dung:
- Xây dựng Đê kiểu mẫu hai bên Sông Hoàng, kết hợp với xây các nhà chòi để vừa trưng bày sản phẩm Ocop, sản phẩm du lịch và để du khách nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm câu cá, câu cáy, chụp ảnh kỷ niệm…
* Kinh phí thực hiện:
- Đê kiểu mẫu: 2 km. Dự kiến 4 tỷ đồng. Nguồn vốn xin hỗ trợ cấp trên, nguồn vận động XHH và các nguồn huy động hợp pháp khác
- Trồng cây, trồng hoa, trồng rau má: Dự kiến 01 tỷ đồng. Nguồn kinh phí: Hỗ trợ và giao cho các tổ chức đoàn thể thực hiện.
- Xây dựng các chòi: Dự kiến dựng 20 cái: 2 tỷ đồng. Nguồn kinh phí xây dựng: Hỗ trợ và vận động các hộ dân hai bên sông xây dựng. 
2.1.2. Nhà truyền thống( Trung tâm VHTT-TT xã), Nhà trưng bày sản phẩm OCOP của Hợp tác xã.
* Nội dung
- Cải tạo, nâng cấp nhà truyền thống(chọn trung tâm VH- TT xã) để đáp ứng theo tiêu chí Nông Thôn mới Nâng cao của xã, nhà trưng bày sản phẩm OCop của HTX làm không gian để trưng bày các sản phẩm truyền thống, sản phẩm làng nghề, vừa để du khách dừng chân tiếp cận các dịch vụ du lịch, đồng thời tham quan làng nghề truyền thống của xã Quảng Phúc.
- Lựa chọn 02 hộ thôn Văn Giáo đảm bảo các yêu cầu đáp ứng và có nguyện vọng phát triển du lịch để đưa vào kế hoạch phê duyệt danh mục hỗ trợ cải tạo, làm mới nhà lưu trú cho khách du lịch
* Kinh phí thực hiện:
- Nhà truyền thống: dự kiến 2,5 tỷ
- Nhà trưng bày sản phẩm O cop của HTX: 01 tỷ đồng
- Hỗ trợ nhà dân: 20 triệu đồng
* Hình thức thực hiện:
- Đối với Nhà truyền thống của xã: Từ nguồn chương trình: Nông thôn mới
- Đối với nhà trưng bày sản phẩm O cop: Từ nguồn Ngân sách Nhà nước
- Đối với hộ dân: Nhà nước hỗ trợ: 10 triệu đồng/nhà, trên cơ sở đó mặt trận và các đoàn thể vận động nhân dân triển khai thực hiện, sau khi nghiệm thu công trình đạt theo yêu cầu hộ gia đình được thanh quyết toán số kinh phí theo quy định.
2.1.3. Hỗ trợ hộ dân xây dựng nhà vệ sinh: 
- Số lượng: 2 nhà
- Kinh phí thực hiện: 10 triệu đồng/nhà
- Hình thức thực hiện: Nhà nước hỗ trợ: 5 triệu đồng/ nhà, trên cơ sở đó mặt trận và các đoàn thể vận động nhân dân triển khai thực hiện, sau khi nghiệm thu công trình đạt theo yêu cầu hộ gia đình được thanh quyết toán số kinh phí theo quy định. Nếu nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước khó khăn vận động hộ gia đình đầu tư kinh phí để xây dựng.
2.1.4. Mở lớp tập huấn:
* Nội dung: Tuyển chọn, vận động những người đã qua đào tạo ngành du lịch.
- Số lượng: 10 người
- Kinh phí thực hiện: 10 triệu đồng.
2.1.5. Hỗ trợ tạo cảnh quang môi trường:
* Số lượng: 02 hộ(là những hộ đã được hỗ trợ chỉnh trang xây nhà và nhà vệ sinh) để cải tạo cảnh quan, khuôn viên gia đình xanh-sạch-đẹp; làm hàng rào, tạo vườn hoa, vườn rau, cảnh quan đẹp.
* Kinh phí thực hiện: 6 triệu đồng
* Hình thức: Nhà nước hỗ trợ 3 triệu đồng. MTTQ, các đoàn thể vận động nhân dân triển khai thực hiện. Sau khi nghiệm thu đảm bảo được quyết toán theo quy định.
2.1.6. Lắp đặt thiết bị thu gom rác thải, biển báo, biển chỉ dẫn.
* Kinh phí thực hiện: 10 triệu đồng, được trích từ nguồn ngân sách xã
* Hình thức thực hiện: UBND xã lắp đặt các thiết bị thu gom rác thải, biển báo, biển chỉ dẫn bao gồm: Thùng đựng rác, biển chỉ dẫn…trách nhiệm của mỗi hộ dân hàng ngày thu gom và xử lý rác nhằm tạo môi trường sạch đẹp để thu hút khách du lịch tham quan trải nghiệm.
2.1.7. Hỗ trợ các nhà hàng ăn uống: 
- UBND xã và các nhà hàng thực hiện.
2.1.8. Đầu tư mua thuyền, bè, xuồng:
- Dự kiến: 10 chiếc.
- Kinh phí: 700 triệu đồng.
- Đơn vị thực hiện: UBND xã, HTX dịch vụ và vận động hộ nhân dân thực hiện.
2.1.9. Trùng tu, tôn tạo Di tích.
- Di tích nghè Ngọc Nhị
+ Kinh phí thực hiện: Từ nguồn XHH và nguồn huy động hợp pháp khác.
- Di tích nghè Phúc Tâm
+ Kinh phí thực hiện: Từ nguồn XHH và nguồn huy động hợp pháp khác.
- Di tích Đền Cao Sang, Chùa Bà Chằn thôn Liên Sơn.
+ Kinh phí thực hiện: Từ nguồn XHH và nguồn huy động hợp pháp khác.
2.2. Hoàn thiện và nâng dần hiệu quả hoạt động của ngành nghề truyền thống dệt chiếu cói thủ công, đan lát….
3. Năm 2026.
3.1. Triển khai hỗ trợ cải tạo, làm mới nhà dân tại 02 thôn.
- Thôn Ngọc Nhị: 02 nhà
- Thôn Phúc Tâm: 02 nhà
- Đơn vị thực hiện: UBND xã và hộ dân thực hiện
3.2. Triển khai hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh tại 02 thôn.
- Thôn Ngọc Nhị: 02 nhà
- Thôn Phúc Tâm: 02 nhà
- Đơn vị thực hiện: UBND xã và hộ dân thực hiện
3.3. Triển khai hỗ trợ cải tạo cảnh quan môi trường cho 02 thôn.
- Thôn Ngọc Nhị: 02 nhà
- Thôn Phúc Tâm: 02 nhà
- Đơn vị thực hiện: UBND xã và hộ dân thực hiện
3.4 . Lắp đặt thiết bị thu gom rác thải, biển báo, biển chỉ dẫn.
* Kinh phí thực hiện: 10 triệu đồng, được trích từ nguồn ngân sách…….
3.5. Đầu tư mua thuyền, bè, xuồng:
- Dự kiến: 05 chiếc.
- Kinh phí: 35 triệu đồng.
- Đơn vị thực hiện: UBND xã, HTX dịch vụ và vận động hộ nhân dân thực hiện
3.6. Xây dựng đê kiểu mẫu, Nhà choài.
- Xây dựng: 01 km đê. Kinh phí: XHH và nguồn huy động hợp pháp khác
- Xây dựng: 05 nhà choài. Kinh phí UBND xã và hộ dân.
 3. Năm 2027.
3.1. Triển khai hỗ trợ cải tạo, làm mới nhà dân tại 03 thôn.
- Thôn Ngọc Nhị: 01 nhà
- Thôn Phúc Tâm: 01 nhà
- Thôn Văn Giáo: 01 nhà
- Đơn vị thực hiện: UBND xã và hộ dân thực hiện
3.2. Triển khai hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh tại 03 thôn.
- Thôn Ngọc Nhị: 01 nhà
- Thôn Phúc Tâm: 01 nhà
- Thôn Văn Giáo: 01 nhà
- Đơn vị thực hiện: UBND xã và hộ dân thực hiện
3.3. Triển khai hỗ trợ cải tạo cảnh quan môi trường cho 03 thôn.
- Thôn Ngọc Nhị: 03 nhà
- Thôn Phúc Tâm: 03 nhà
- Thôn Văn Giáo: 01 nhà
- Đơn vị thực hiện: UBND xã và hộ dân thực hiện
3.5. Đầu tư mua thuyền, bè, xuồng:
- Dự kiến: 05 chiếc.
- Kinh phí: 35 triệu đồng.
- Đơn vị thực hiện: UBND xã, HTX dịch vụ và vận động hộ nhân dân thực hiện
3.6. Xây dựng đê kiểu mẫu, Nhà choài.
- Xây dựng: 01 km đê. Kinh phí: XHH và nguồn huy động hợp pháp khác
- Xây dựng: 05 nhà choài. Kinh phí UBND xã và hộ dân.
  4. Năm 2028.
4.1. Nâng cấp, bảo dưỡng, duy tu các tuyến đường kết nối các điểm du lịch.
- Kinh phí: Xin hỗ trợ, ngân sách xã và nguồn khác
4.2. Trùng tu, tôn tạo các Di tích:
- Đền Thạch trụ Đại Vương;
- Nghè Quốc Mẫu Hoàng Bà; 
- Nghè Văn Giáo thờ Nguyệt Nga Công Chúa; 
- Chùa Bà Chằn, Nghè Cao Sang Đại Vương thôn Liên Sơn
- Chỉnh trang các nhà văn hoá thôn, công viên Mini.
- Kinh phí: Xin hỗ trợ cấp trên, nguồn XXH và nguồn huy động hợp pháp khác
4.3. Mở rộng các điểm. loại hình du lịch.
4.3.1. Nội dung
- Mở rộng du thuyền Sông Yên
- Quy hoạch mở rộng khu lưu trú Sác Lính thôn Văn Giáo
- Quy hoạch mở rộng nhiều khu vực nuôi trồng thuỷ sản, cây nông nghiệp hửu cơ.
- Vận động nhân dân cải tạo nhiều vườn mẫu.
- Đấu mối vận động các nhà đầu tư vào các công trình phụ vụ du lịch như: Sân thể thao nhân tạo, nhà hàng ăn uống, các khu vui chơi giải trí cho các tầng lớp….
4.3.2. Kinh phí
- UBND xã hỗ trợ, xin nguồn từ cấp trên, vận động các nhà đầu tư
5. Năm 2029- 2030.
5.1. Tiếp tục quy hoạch những điểm có tiềm năm phát triển du lịch, đa dạng các loại hình du lịch; Tập trung vào du lịch trải nghiệm.
5.2. Mở rộng liên kết các Tour du lịch.
5.3. Hoàn chỉnh các tuyến giao thông đường thuỷ, đường bộ đảm bảo.
5.4. Hoàn chỉnh các khu Nhà VH- khu TT, Công viên MiNi 6 thôn.
5.5. Hệ thống Nhà hàng ăn uống đảm bảo, kết hợp tổ chức sự kiện.
5.6. Hệ thống nhà dân cho du khách lưu trú đạt chuẩn yêu cầu.
5.7. Đội ngũ phục vụ cho lĩnh vực du lịch đạt chuẩn.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN.
1. Khái toán tổng hợp vốn đầu tư: Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án theo lộ trình tại mục V là: ……………………………tỷ đồng.
(Kèm bảng phụ lục dự toán)
 
2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: 
- Ngân sách tỉnh: 50%
- Ngân sách huyện: 25%
- Nguồn vốn XHH(Vốn liên doanh, liên kết): 25%
VII. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ.
1. Quảng bá giới thiệu du lịch tại xã Quảng Phúc.
1.1. Nhiệm vụ:
Tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu điểm tham quan trải nghiệm và tìm hiểu cơ hội đầu tư phát triển du lịch tại xã Quảng Phúc.
Kết hợp tham quan các di tích lịch sử văn hoá gắn với giáo dục truyền thống, giới thiệu lịch sử đấu tranh của nhân dân xã Quảng Phúc qua các thời kỳ; giới thiệu các món ăn đặc trưng của người dân địa phương; giới thiệu một số sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.
Xây dựng kế hoạch hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch- đẹp trong khu dân cư, hoàn thiện các điểm dừng chân của du khách khi đến với du lịch xã Quảng Phúc.
Xây dựng các tuyến, Tour trải nghiệm cụ thể, lắp đặt bảng chỉ dẫn, sơ đồ địa hình giúp du khách định hình tuyên tham quan.
1.2. Phân công:
Công chức VH-XH chủ trì phối hợp với các ban, bộ phận, các ngành, đơn vị liên quan để tham mưu UBND xã triển khai thực hiện.
2. Thực hiện quy trình hỗ xây dựng nhà dân.
2.1. Nội dung: 
Tiến hành khảo sát, xây dựng hồ sơ, lập dự toán hỗ trợ xây dựng nhà dân.
2.2. Phân công: 
Công chức địa chính, công chức phụ trách XD: chủ trì phối hợp với các phòng ban, đơn vị, các ngành có liên quan tham mưu UBND xã triển khai thực hiện.
3. Xúc tiến làm việc với nhà đầu tư về các phương án thực hiện.
Công chức VH-XH tham mưu UBND xã tổ chức gặp mặt và làm việc với nhà đầu tư để thực hiện các nội dung của đề án trong những năm tiếp theo.
4. Lập dự toán kinh phí thực hiện đề án.
Công chức VH-XH chủ trì phối hợp với các ban, bộ phận lập dự toán kinh phí thực hiện đề án.
VIII. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI XÃ QUẢNG PHÚC.
1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch.
Tổ chức lựa chọn, vận dụng và đưa vào thực hiện các dự án để phát triển làng nghề truyền thống, lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và các giá trị văn hoá vùng miền thuận lợi cho việc thiết lập các tuyến du lịch.
Khuyến khích xây dựng các công trình phục vụ lưu trú cho khách du lịch như: Nhà sàn, nhà gỗ truyền thống, các mô hình sản xuất gắn với nông nghiệp nông thôn làng quê để tạo ra điểm tham quan hấp dẫn cho khách du lịch.
2. Thu hút đầu tư.
Huy động các nguồn lực từ huyện, tranh thủ sự hỗ trợ của Tỉnh của Trung Ương và nguồn vốn các doanh nghiệp trong và ngoài nước để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch, thương mại. Đầu tư kết cấu hạ tầng để thúc đẩy giao lưu hàng hoá, xây dựng và phát triển các tuyến du lịch sinh thái gắn với làng nghề truyền thống tạo sản phẩm riêng biệt của địa phương thu hút khách du lịch. Trước mắt là chỉnh trang, nâng cấp TT VHTT xã vừa là nơi lưu trữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, đồng thời là nơi trưng bày sản phẩm hàng hoá làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, hàng hoá nông sản, sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc thù của địa phương để kết nối và quảng bá các loại sản phẩm đến khách du lịch.
Nâng cấp và mở rộng các tuyến giao thông liên xã, liên thôn đến với các điểm du lịch, các điểm kết nối giữa các hộ nhà dân đăng ký lưu trú, đây là yếu tố quan trọng vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh, vừa tạo điều kiện khai thác phát triển du lịch. Định hướng và thành lập dịch vụ tư vấn, hướng dẫn du lịch mà lực lượng nòng cốt là người dân địa phương, vừa thông thạo địa hình vừa am hiểu phong tục, tập quán của người địa phương nên sẽ thuận tiện trong công tác thuyết trình, hướng dẫn cách ăn ở, sinh hoạt đối với du khách khi đến địa phương.
Mời gọi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các cơ sở lưu trú, nhà hàng và các loại hình dịch vụ tiện ích, phong phú đa dạng. Xây dựng chương trình văn hoá ẩm thực đặc sắc, các chương trình văn nghệ đặc trưng phục vụ khách du lịch, tạo điều kiện cho du khách nâng cao chất lượng tour du lịch.
3. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch.
Khuyến khích nhân dân địa phương tăng cường khai thác có thêm nhiều sản phẩm du lịch phục vụ yêu cầu mở rộng không gian phát triển du lịch, hình thành thêm nhiều tour, tuyến trên địa bàn huyện.
Kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm loại hình du lịch đặc thù như: Du lịch kết hợp với tìm hiểu lịch sử, truyền thống cách mạng của quân và dân Quảng Phúc trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đề quốc Mỹ, du lịch kết hợp với tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, sinh hoạt văn hoá, lễ hội…
Xây dựng các chương trình khai thác văn hoá nghệ thuật Hát Bội, dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc, tái hiện các nghi lễ truyền thống để phục vụ và thu hút du khách.
4. Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch, dịch vụ.
Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch thương mại đầu tư cho các sản phẩm đặc thù của địa phương đối với thị trường trong và ngoài tỉnh. Tranh thủ các nguồn lực, sự hỗ trợ của tỉnh, huyện và các kênh thông tin để đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch đến những thị trường du lịch trọng điểm cả nước.
Xây dựng nội dung đối với từng loại hình du lịch để thuyết minh, hướng dẫn ở các điểm tham quan theo chủ đề, theo thời điểm phù hợp truyền thống lịch sử và phù hợp đặc điểm tình hình của điểm du lịch nhằm tạo sự đa dạng liên hồn sản phẩm góp phần tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.
Phát hành các tờ gấp, tờ rơi, bản đồ du lịch, thông tin trên website của trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Thanh Hoá, chủ động và tham gia các hội chợ, hội thảo, các lễ hội du lịch trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương.
5. Xây dựng, nâng cấp và bảo vệ môi trường du lịch đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững.
Thực hiện thường xuyên và có hiệu quả việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân và du khách tham gia bảo vệ và nâng cấp môi trường, cảnh quan.
Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch, dịch vụ du lịch, quản lý giá cả, có những giải pháp cương quyết để làm lành mạnh hoá môi trường du lịch, dịch vụ du lịch, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh nông thôn và quản lý tốt các đối tượng xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân, các hộ kinh doanh chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong kinh doanh, tổ chức sắp xếp các hoạt động dịch vụ buôn bán theo hướng văn minh lịch sự và có trật tự. Đồng thời có biện pháp chế tài xử lý các hành vi ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch.
Đẩy mạnh phát triển hệ thống cây xanh, hoa ở nơi công cộng, khu du lịch, các hộ dân góp phần hấp dẫn thu hút khách và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Công chức VH-XH.
Chủ trì tham mưu triển khai chương trình, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn xã Quảng Phúc. Tham mưu công tác định hướng phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy bản sắc văn hoá của người dân xã Quảng Phúc. Tham mưu hình thành các đội hướng dẫn viên du lịch, các nhóm tình nguyện viên để phục vụ công tác phát triển du lịch. Tham mưu công tác bồi dưỡng, hướng dẫn về kỹ năng giao tiếp, văn hoá ứng xử của hướng dẫn viên, tình nguyện viên trước công chúng và khách du lịch.
Hình thành các nội dung thuyết minh, thuyết trình để giới thiệu cho du khách khi đến Quảng Phúc đảm bảo đúng theo lịch sử phát triển của nhân dân Quảng Phúc, đảm bảo được truyền thống dân tộc của địa phương và đảm bảo được thị hiếu muốn tìm hiểu, trải nghiệm của du khách.
2. Công chức Địa chính- Công chức phụ trách xây dựng.
Tham mưu đầu tư nhà trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống, sản phẩm OCOP; kêu gọi doanh nghiệp vào kinh doanh; xây dựng kế hoạch hố trợ ngành nghề truyền thống, làng nghề tại các thôn phục vụ du lịch.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông các thôn trong xã, các tuyến kết nối các điểm du lịch, các điểm Homestay; phối hợp tham mưu chỉ đạo tổ chức thực hiện việc trồng cây xanh, trồng hoa góp phần cải tạo không gian môi trường cảnh quan tại các điểm du lịch, các Homestay.
Rà soát quỹ đất để đầu tư xây dựng các điểm du lịch phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn; xác định quỹ đất, nguồn gốc đất và tham mưu các thủ tục công tác giao đất cho nhà đầu tư để triển khai các dự án theo đúng quy định của luật đất đai. Đồng thời đề xuất cơ chế chính sách trong lĩnh vực đất đai nhằm thu hút đầu tư phát triển du lịch.
3. Công chức Địa chính- Nông nghiệp.
Xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đa dạng các loại cây ăn trái, đặc sản phục vụ khách du lịch tại chỗ và tiếp thị quảng bá trên thị trường góp phần phát triển kinh tế địa phương.
4. Công chức Kế toán.
Tham mưu đề án quy hoạch dự án du lịch trên địa bàn; lập danh mục đề án thu hút đầu tư các thông số cần thiết cho việc quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư. Tham mưu phân bổ nguồn lực, nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện đề án.
5. Đề nghị MTTQ- các đoàn thể.
Trên cơ sở đề án phát triển du lịch nông thôn của xã Quảng Phúc phối hợp với cấp uỷ- Chính quyền thực hiện tốt công tác phản biện xã hội và tổ chưc tuyên truyền sâu rộng về đề án phát triển du lịch nông thôn xã Quảng Phúc để nhân dân biết tham gia hưởng ứng.
Tham gia cùng Cấp uỷ- Chính quyền rà soát danh sách hộ đăng ký thực hiện các danh mục hỗ trợ, qua đó vận động nhân dân thực hiện đúng các tiêu chí đảm bảo yêu cầu của đề án. Nâng cao vai trò trách nhiệm, ý thức cộng đồng của khu dân cư để tạo sự đồng thuận cao đưa Quảng Phúc phát triển du lịch nông thôn theo hướng kinh tế mũi nhọn bền vững.
6. Ban chỉ đạo, Ban quản lý phát triển du lịch.
Chủ động, xác định các nội dung, điều kiện có liên quan đến nội lực, tiềm năng để hình thành và phát triển loại hình du lịch nông thôn tại địa bàn; vận động tuyên truyền nhân dân nâng cao nhận thức, hiểu biết và cùng với chính quyền địa phương trong xác lập các điểm du lịch sinh thái, các điểm homestay. Phối hợp với các ngành liên quan trong phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho việc phát triển du lịch trong thời gian tới; thành lập các đội tình nguyện, hướng dẫn viên du lịch là người địa phương để phối hợp với phòng VHTT huyện bồi dưỡng kỹ năng trong công tác hướng dẫn du lịch và tình nguyện viên tại các homestay.
Có trách nhiệm rà soát, cung cấp các dữ liệu, yếu tố mang tính dân gian của người dân địa phương, yếu tố mang tính lịch sử truyền thống, hình thành các cơ sở dữ liệu làm nội dung thuyết minh, thuyết trình đến khách du lịch. Có trách nhiệm lập phương án thu hút đầu tư du lịch, dịch vụ du lịch vào địa phương nhằm khai thác tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch.
Xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các thôn chuẩn bị các nội dung và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo theo đề án được phê duyệt.
  Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, nhân dân làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức họp dân thông báo cụ thể nội dung chương trình phát triển du lịch nông thôn; lựa chọn hộ gia đình đảm bảo các yêu cầu để thực hiện. Lập danh sách hộ gia đình đề nghị hỗ trợ xây dựng, cải tạo nhà ở, nhà vệ sinh, cảnh quan môi trường ở các thôn.
Sau khi đề án được triển khai, UBND xã ra quyết định thành lập tổ quản lý, vận hành du lịch, khai thác có hiệu quả đảm theo mục tiêu của đề án.
Trên đây là đề án phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 – 2025 đến năm 2030 xã Quảng Phúc./.
 
Nơi nhận:                                                                               TM. UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ
- UBND huyện QX;                                                                                CHỦ TỊCH
- Phòng VH&TT huyện QX;
- TV ĐU xã;
- TTr HĐND;
- Lưu: VP, VH-XH.
 
                                                                                                               Bùi Ngọc Tam