Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
  • Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 1

    Hôm nay: 17

    Đã truy cập: 94426

Hội nghị tập huấn kỹ thuật thâm canh cây cói, nuôi rươi theo hướng hữu cơ

Sáng nay, ngày 12.5.2022 tại hội trường UBND xã Quảng Phúc. Trung tâm khuyến nông huyện Quảng Xương, UBND xã Quảng Phúc và Công ty cổ phần nông sản Phú Gia ( TP thanh Hóa) phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn chuyển giao kỹ thuật thâm canh chăm sóc cây cói kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ.

Về tham gia hội nghị tập huấn có các đồng chí cán bộ, viên chức Trung tâm khuyến nông huyện Quảng Xương; các đồng chí cán bộ, công chức thuộc Đảng ủy - HĐND - UBND - MTTQ và các tổ chức đoàn thể xã Quảng Phúc; đại diện lãnh đạo các xã có diện tích cói: xã Quảng Trường, Quảng Khê huyện Quảng Xương và xã Tế Nông huyện Nông Cống; Ban giám đốc và chuyên viên công ty cổ phần nông sản Phú Gia và hơn 100 hộ dân làm cói ở các thôn: Ngọc Bình, Ngọc Đới, Ngọc Nhị, Văn Giáo, Liên Sơn và Ban giám đốc - xã viên HTX sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc. 

Sau nghi thức khai mạc, hội nghị đã nghe các chuyên viên của Công ty cổ phần nông sản Phú Gia chuyển giao quy trình chăm sóc cây cói bằng phân bón hữu cơ kết hợp nuôi rươi và bảo tồn nguồn rươi tự nhiên sẵn có. Vùng đất bãi bồi ven sông Yên và sông Hoàng có diện tích trồng cói gần 1000 ha. Trong đó xã Quảng Phúc có diện tích lớn nhất với gần 400 ha; diện tích còn lại thuộc các xã: Quảng Khê, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Long - huyện Quảng Xương; các xã: Trường Giang, Tế Nông, Minh Khôi, Trường Minh, Hoàng Giang- huyện Nông Cống. Trước đây, hầu hết diện tích đất cói này đều có rươi tự nhiên với sản lượng hàng năm lên đến hàng nghìn tấn. Tuy nhiên hiện nay do môi trường nước bị ô nhiễm, nhân dân chắm sóc cây cói bằng phân bón hóa chất và dùng các thuốc hóa chất trừ sau bệnh nên nguồn rươi tự nhiên còn rất tít, các nguồn lợi thủy sản khác cũng đang ngày một ít dần. Vì vậy, việc áp dụng quy trình chắm sóc cây cói bằng phân bón hữu cơ là hết sức cần thiết để bảo vệ môi trường, tạo độ xốp cho đất cùng với các biện pháp bảo vệ môi trường khác để trả lại môi trường sống cho rươi và các loại đặc sản khác như cáy, rạm, cua, tôm...